• Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ
  • Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ
  • Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ

WAF là gì? Tại sao nên sử dụng tường lửa ứng dụng web?

Genlogin
30 Tháng Năm, 2023
Mục lục
  1. 1. WAF là gì?
  2. 2. Tại sao nên sử dụng WAF?
  3. 3. Cách thức hoạt động của WAF
  4. 4. Lợi ích khi sử dụng WAF
  5. 3. Phân loại tường lửa ứng dụng Web
    1. 3.1. Network-base WAFs
    2. 3.2. Hot-based WAFs
    3. 3.3. Cloud – hosted WAFs
  6. 5. Tầm quan trọng của WAF đối với doanh nghiệp
  7. 6. Top 4 dịch vụ tường lửa ứng dụng web uy tín
  8. 7. Câu hỏi thường gặp
    1. 7.1. Vị trí đặt WAF ở đâu?
    2. 7.2. WAF sử dụng mô hình bảo mật nào?
    3. 7.3. Mô hình hoạt động của WAF là gì?
    4. 7.4. Các yếu tố quan trọng để lựa chọn WAF phù hợp
    5. 7.5. So sánh WAF và NGFW, Firewall
  9. Kết luận
Hiện nay, những vấn đề bảo mật khi truy cập mạng ngày càng được người dùng và các doanh nghiệp quan tâm hơn. Các công cụ như Proxy, Firewall, WAF… sẽ là giải pháp tuyệt vời bảo vệ thông tin, website trước các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về WAF là gì? Tại sao bạn nên sử dụng tường lửa ứng dụng này nhé!

1. WAF là gì?

WAF (Web Application Firewall) là một công cụ hoặc dịch vụ được sử dụng để bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các cuộc tấn công liên quan đến bảo mật ứng dụng web. WAF hoạt động như một tường lửa ứng dụng web, giúp phát hiện và ngăn chặn các loại tấn công phổ biến như SQL injection, cross-site scripting (XSS), cross-site request forgery (CSRF), và các hình thức tấn công khác.

WAF có khả năng kiểm tra lưu lượng truy cập đến ứng dụng web và lọc ra các yêu cầu đáng ngờ hoặc độc hại. Nó dựa vào các quy tắc được cấu hình trước để xác định và chặn các hoạt động tấn công. WAF có thể hoạt động dưới dạng một phần cứng hoặc phần mềm, hoặc là một dịch vụ đám mây.

Mục tiêu chính của WAF là bảo vệ các ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công và giảm thiểu nguy cơ bị lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Nó cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho ứng dụng web, bên cạnh các biện pháp bảo mật khác như mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng và quản lý phiên.

WAF-01
Web Application Firewall
Có thể thấy, các công ty và người dùng hiện đang khai thác tối đa lợi ích của ứng dụng web để phục vụ cho công việc. Ví dụ như gửi email trên web, sử dụng các chức năng E-Commerce. Từ việc có nhiều người dùng như thế, các mối đe dọa tấn công vào lớp ứng dụng này cũng tăng lên. Do đó, WAF sẽ là công cụ quan trọng để bảo vệ Website an toàn hơn, bảo mật hơn.

2. Tại sao nên sử dụng WAF?

WAF đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại như SQL Injection, Remote Code Execution và Cross-site scripting. Những cuộc tấn công này có thể dẫn đến việc truy xuất trái phép thông tin nhạy cảm từ cơ sở dữ liệu, thực thi mã từ xa hoặc truy cập vào dữ liệu nhạy cảm của người dùng. WAF  phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công này, đảm bảo an toàn cho ứng dụng web của bạn.

Khi một trang web bị tấn công, nó có thể bị tê liệt hoặc gặp vấn đề về hiệu suất. WAF giúp ngăn chặn và giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công đến trang web của bạn. Bằng cách chặn các yêu cầu độc hại và xử lý các lỗ hổng bảo mật, WAF đảm bảo rằng trang web hoạt động ổn định và hiệu quả, đồng thời tăng cường trải nghiệm người dùng.

WAF giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi việc truy cập trái phép và mất mát dữ liệu. Bởi nhiều ngành công nghiệp có quy định và tiêu chuẩn bảo mật mà doanh nghiệp cần tuân thủ. Sử dụng WAF giúp tuân thủ các quy định này bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo vệ dữ liệu theo yêu cầu của quy định.

Một ứng dụng web bảo mật và an toàn sẽ tạo niềm tin và đánh giá cao từ phía người dùng. Sử dụng WAF để bảo vệ ứng dụng web của bạn giúp xây dựng niềm tin của khách hàng, tăng cường danh tiếng của doanh nghiệp và giúp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3. Cách thức hoạt động của WAF

Web Application Firewall (WAF) hoạt động bằng cách giám sát và kiểm soát lưu lượng truy cập vào ứng dụng web. Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của một WAF:

WAF theo dõi lưu lượng truy cập vào ứng dụng web, bao gồm cả yêu cầu và phản hồi từ người dùng.

WAF sử dụng các quy tắc và chính sách định sẵn để phân tích các yêu cầu và phản hồi và xác định các mẫu tấn công phổ biến như SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS), hay các hành vi bất thường.

Khi WAF phát hiện một mẫu tấn công, nó sẽ thực hiện các biện pháp để chặn hoặc ngăn chặn nó. Điều này có thể bao gồm việc từ chối truy cập, chặn gói tin độc hại, hoặc lọc các yêu cầu không an toàn.

\WAF cũng có khả năng phát hiện và đối phó với tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Nó có thể xác định lưu lượng truy cập không bình thường từ các địa chỉ IP, các mẫu lưu lượng lạ, và khắc phục hoặc chặn tấn công DDoS để đảm bảo hiệu suất của ứng dụng web không bị ảnh hưởng.

WAF ghi lại các sự kiện an ninh, các tấn công đã được ngăn chặn và các hoạt động quan trọng khác. Nó cung cấp các báo cáo và thông tin chi tiết để phân tích sau này và giúp cải thiện hệ thống bảo mật.

WAF-02
Cách thức hoạt động

Khác với tường lửa thông thường chỉ đóng vai trò là một cổng an toàn giữa các máy chủ, WAF là một biện pháp bảo mật ứng dụng được đặt giữa Web Client và Web Server. Các cuộc tấn công độc hại thường được tự động hóa và rất khó phát hiện vì chúng được thiết kế để mô phỏng lưu lượng truy cập của con người và tránh bị phát hiện.

WAF thực hiện kiểm tra chi tiết trên mọi yêu cầu và phản hồi, xử lý tất cả các dạng lưu lượng truy cập web phổ biến. Việc kiểm tra này giúp WAF xác định và chặn các mối đe dọa, ngăn chúng xâm nhập vào máy chủ.

4. Lợi ích khi sử dụng WAF

Lợi ích của Tường lửa Ứng dụng Web (Web Application Firewall – WAF) là không thể phủ nhận trong việc đảm bảo an ninh và bảo vệ ứng dụng web. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng WAF:

  • Ngăn chặn tấn công và bảo vệ dữ liệu: WAF giúp ngăn chặn các hình thức tấn công phổ biến như ngộ độc cookie, SQL Injection và Cross-Site Scripting. Nó xác định và chặn các yêu cầu độc hại hoặc không hợp lệ trước khi chúng tiếp cận ứng dụng web, bảo vệ dữ liệu quan trọng và thông tin cá nhân.
  • Giảm thiểu rủi ro và thời gian gián đoạn hoạt động: WAF giảm thiểu rủi ro về bảo mật và nguy cơ gián đoạn hoạt động của ứng dụng web. Bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật, nó đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của hệ thống.
  • Bảo vệ khỏi tấn công DDoS: WAF có khả năng phát hiện và chặn các cuộc tấn công DDoS, nơi kẻ tấn công cố gắng làm quá tải ứng dụng web bằng việc tạo ra lưu lượng truy cập lớn từ nhiều nguồn. WAF ngăn chặn tác động của tấn công DDoS, WAF đảm bảo khả năng sẵn sàng của ứng dụng web.
  • Tuân thủ quy định bảo mật và chuẩn quy: WAF hỗ trợ tuân thủ các quy định bảo mật quan trọng như PCI DSS, GDPR và HIPAA. Nó cung cấp các tính năng và chức năng để đáp ứng yêu cầu bảo mật của các quy định này, giúp người dùng tuân thủ quy định và tránh các hậu quả pháp lý và danh tiếng.
  • Dễ triển khai và quản lý: WAF cung cấp giao diện quản lý dễ sử dụng, cho phép người dùng cấu hình và theo dõi các chính sách bảo mật. Nó không đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về bảo mật, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong triển khai và quản lý.

3. Phân loại tường lửa ứng dụng Web

3.1. Network-base WAFs

Network-based Web Application Firewalls là loại tường lửa ứng dụng web thường dựa trên phần cứng và cung cấp lợi ích nhằm latency do cài đặt cục bộ. Điều này có nghĩa là nó được cài đặt gần với server ứng dụng và dễ dàng truy cập.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp NWAF còn cung cấp sự mở rộng về rule và config, việc triển khai trên các tổ chức quy mô vừa hoặc lớn là khả thi. Tuy nhiên, chi phí thường sẽ khá cao.

3.2. Hot-based WAFs

Host-based Web Application Firewalls là loại tường lửa ứng dụng web dựa trên máy chủ tồn tại dưới dạng module cho một server web. Đây là một giải pháp rẻ hơn đáng kể dành cho các ứng dụng web nhỏ.
Hầu hết các WAF phần mềm đều được tạo ra để dễ dàng tích hợp với các server web phổ biến. Tuy nhiên, vì loại tường lửa này dựa trên host để chạy nguồn server ứng dụng của bạn, điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về hiệu suất.
Hãy lưu ý rằng một số kiểu tấn công serer web có thể bỏ qua WAF và vô hiệu hóa các chức năng của nó từ bên trong.

3.3. Cloud – hosted WAFs

Cloud-based Web Application Firewalls là một loại tường lửa ứng dụng web được xây dựng trên nền tảng đám mây. Nó mang lại các lợi ích tương tự như các giải pháp tường lửa ứng dụng web dựa trên phần mềm, bao gồm chi phí thấp và không yêu cầu nguồn tài nguyên địa phương phải quản lý.

Giải pháp dựa trên đám mây là sự lựa chọn hoàn hảo khi bạn không muốn bị giới hạn về khả năng hoạt động hoặc muốn tránh việc duy trì hệ thống thường xuyên. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp phần cứng vô hạn cùng với cài đặt và hỗ trợ chuyên gia. Tuy nhiên, đôi khi, phí dịch vụ có thể tăng lên mức cao hoặc có thời điểm bạn cần một giải pháp tùy chỉnh mạnh mẽ hơn dựa trên các thiết bị vật lý truyền thống.

Phân loại tường lửa ứng dụng web

Phân loại tường lửa ứng dụng web

5. Tầm quan trọng của WAF đối với doanh nghiệp

Web Application Firewall rất phù hợp cho những ứng dụng Web về thương mại điện tử nhằm để bảo vệ tài chính trên Web. Các lợi ích mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
  • Xác định và chống lại các botnet độc hại
Nhu cầu truy cập và sử dụng mạng ngày càng lớn, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt nhiều hơn với các cuộc tấn công từ bot độc hại. Theo một số nguồn thông kê uy tín, lưu lượng truy cập của bot chiếm 40% lưu lượng truy cập internet và số lượng bot độc hại chiếm 60% trong số đó. Tường lửa ứng dụng web được tối ưu hóa khả năng xác định và ngăn chặn các lưu lượng bot xấu vào website.
  • Chống lại các mối đe dọa từ lỗ hổng ứng dụng web
Các mối đe dọa lỗ hổng từ top 10 OWASP như: SQL Injection, Broken Access Control, Broken Authentication, Sensitive Data Exposure,… được ngăn chặn một cách toàn diện hơn. Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp ngăn chặn các lưu lượng truy cập không hợp lệ và chỉ cho phép người dùng thực truy cập trang web.
  • Bản vá ảo (Virtual patching)
Các bản vá ảo tức thời được áp dụng kịp thời khi mà các lỗ hổng xuất hiện. Điều này giúp cho đội ngũ phát triển web không tốn quá nhiều thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục các lỗ hổng. Các tường lửa ứng dụng web cũng đảm bảo rằng những lỗ hổng sau khi được vá sẽ không bị kẻ tấn công xâm nhập một lần nữa.
  • Chống lại các cuộc tấn công DDoS
Các cuộc tấn công tại tầng ứng dụng được ngăn chặn hiệu quả. WAF cũng có thể kết hợp với mạng phân phối nội dung CDN (Content Delivery Network) để bảo vệ cho website khỏi các tấn công vào layyer 3/4.
Tầm quan tọng của WAF đối với doanh nghiệp

Tầm quan tọng của WAF đối với doanh nghiệp

6. Top 4 dịch vụ tường lửa ứng dụng web uy tín

Dịch vụ WAF
Đặc điểm
VNIS

Dịch vụ VNIS cung cấp khả năng chống lại nhiều hình thức tấn công website và các ứng dụng với các tính năng sau:

  • Tích hợp nhiều hệ thống mạng phân phối nội dung (CDN) để tăng cường hiệu suất và khả năng phục vụ của website và ứng dụng.
  • Triển khai tường lửa ứng dụng web trên môi trường đám mây, giúp bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công và đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu và thông tin quan trọng.
  • Sử dụng công nghệ cân bằng tải mạng lưới CDN dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI load balancing) kết hợp với hệ thống giám sát người dùng thật (Real User Monitoring – RUM), giúp đảm bảo việc phân phối tài nguyên hiệu quả và tăng cường trải nghiệm người dùng.
  • Hợp tác với các Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) tại nhiều quốc gia để giám sát, phân tích và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ khi chúng chỉ mới bắt đầu, đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống.
WAF AWS
WAF AWS là một trong những loại tường lửa ứng dụng web phổ biến hiện nay, cho phép bạn giám sát các yêu cầu HTTP và HTTPS được chuyển tiếp đến Cloudfront, đồng thời bạn có thể kiểm soát quyền truy cập vào nội dung với các tính năng như:
  • Bảo vệ linh hoạt trước các cuộc tấn công trên web
  • Triển khai và bảo trì dễ dàng.
  • Giám sát, chặn hoặc giới hạn tỷ lệ bot một cách dễ dàng.
  • Quản lý quy tắc hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
  • Cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập web.
  • Tích hợp khả năng bảo mật vào quá trình phát triển ứng dụng.
WAF F5 Advanced

WAF F5 Advanced là một giải pháp có nhiều chức năng và phù hợp với các doanh nghiệp từ nhỏ và vừa (SMEs) đến các doanh nghiệp lớn. Người dùng và các chuyên gia trong lĩnh vực Application Security Software đánh giá cao nó, giúp doanh nghiệp nâng cao lớp bảo mật để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mà các giải pháp khác có thể bỏ sót.

  • Các tính năng của WAF F5 Advanced bao gồm:
  • Bảo vệ ứng dụng nâng cao: Sử dụng máy học thông minh để phát hiện các mối đe dọa tinh vi.
  • Mã hóa dữ liệu trong trình duyệt.
  • Chống tấn công DDoS có chủ đích, đặc biệt là DDoS Layer 7.
  • Chống tấn công Botnet và các công cụ độc hại khác.
  • Chống bot SDK cho các ứng dụng trên di động.
  • Bảo mật giao thức API mật API REST/ JSON, XML và GWT.
ModSecurity hoặc Modsec

Sản phẩm này thuộc dự án OWASP và cho phép người dùng tùy chỉnh và cấu hình các phương pháp phát hiện tấn công vào máy chủ web. Nó được triển khai phổ biến và cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại các lỗ hổng chung bằng việc sử dụng bộ quy tắc lõi OWASP ModSecurity (CRS).

Hiện nay, ModSecurity đã phát triển rộng rãi và có các tính năng sau:

  • Parsing: ModSecurity phân tách dữ liệu luân chuyển đã thiết lập trước, cho phép dữ liệu được chuyển qua các quy tắc để phân tích các nguy cơ gây hại.
  • Rule Engine: ModSecurity phân tích và ngăn chặn các cuộc tấn công hệ thống web.
  • Logging: ModSecurity hỗ trợ ghi lại các gói tin HTTP như yêu cầu, tiêu đề, thân yêu cầu, v.v. Từ đó giúp người sử dụng phân tích các nguy cơ mà hệ thống gặp phải và đưa ra quyết định kiểm soát chúng.
  • Buffering: ModSecurity kiểm tra các yêu cầu được gửi đến và ngăn chặn các cuộc tấn công có chủ đích ở thời gian thực. Các dữ liệu và phân tích thu được bởi ModSecurity sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ RAM, bao gồm cả thân yêu cầu và dữ liệu yêu cầu.

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Vị trí đặt WAF ở đâu?

WAF (Web Application Firewall) có thể được đặt trước máy chủ web, trong môi trường đám mây, trên mạng CDN hoặc trong hệ thống ứng dụng microservices. Việc đặt WAF được thực hiện sao cho tất cả các lưu lượng đến ứng dụng web đều sẽ qua đó trước.
Tuy nhiên, đôi khi cũng có ngoại lệ khi nó chỉ được dùng để giám sát cổng đang mở trên máy chủ web. Ngoài ra, các chương trình còn được cài đặt trực tiếp lên máy chủ web và thực hiện các chức năng tương tự như các thiết bị WAF là giám sát các lưu lượng đến và ra khỏi ứng dụng web.

7.2. WAF sử dụng mô hình bảo mật nào?

Một Web Application Firewall hoạt động dựa theo 2 mô hình bảo mật: Positive và Negative.
  • Mô hình Positive chỉ cho phép các lưu lượng hợp lệ được định nghĩa sẳn đi qua và chặn tất cả các lưu lượng còn lại.
  • Mô hình Negative sẽ cho phép tất cả các lưu lượng vượt qua và chỉ chặn các lưu lượng được cho là nguy hại.
Đôi khi cũng có các Web Application Firewall cung cấp cả 2 mô hình trên, tuy nhiên thông thường chỉ cung cấp 1 trong 2 mô hình. Với mô hình Postitive thì đòi hỏi nhiều cấu hình và tùy chỉnh, còn mô hình Negative chủ yếu dựa vào khả năng học hỏi và phân tích hành vi của lưu lượng mạng.

7.3. Mô hình hoạt động của WAF là gì?

Web Application Firewall có thể hoạt động ở các mô hình riêng biệt, dưới đây là một số mô hình tham khảo:
  • Reverse Proxy: Đây là chức năng được sử dụng phổ biến. Trong mô hình này, Tường lửa ứng dụng web giám sát tất cả các lưu lượng đi đến, sau đó thay vì cho các địa chỉ IP bên ngoài gửi yêu cầu trực tiếp đến máy chủ web thì nó sẽ đứng ra làm trung gian để gửi các yêu cầu này, rồi gửi trả lại kết quả cho các địa chỉ IP kia. Nhược điểm có thể dễ dàng thấy được là tạo ra độ trễ khi kết nối từ trình duyệt đến ứng dụng web.
  • Transparent Proxy: Tường lửa ứng dụng web đứng giữa tường lửa mạng và máy chủ web nhưng không đứng ra làm trung gian kết nối giống Reverse Proxy. Mô hình này không đòi hỏi phải thay đổi điều gì trong hạ tầng mạng nhưng có thể không cung cấp được một số dịch vụ như Reverse Proxy.
  • Layer 2 Brigde: Tường lửa ứng dụng web đứng giữa tường lủa mạng và máy chủ web, nhưng hoạt động giống như một thiết bị Switch ở lớp 2. Mô hình này giúp mạng hoạt động với hiệu năng cao và mạng thay đổi không đáng kể, tuy nhiên nó lại không thể cung cấp các dịch vụ cao cấp khác mà các mô hình khác.
  • Host/Server Based: Đây là các phần mềm được cài trực tiếp lên máy chủ web. Các loại Host based không cung cấp các tính năng tương tự như các loại network base. Tuy nhiên mô hình này có thể khắc phục được vài điểm yếu mà các mô hình network base có nhưng lại làm tăng mức độ tải của máy chủ web.

7.4. Các yếu tố quan trọng để lựa chọn WAF phù hợp

Chúng tôi chia sẻ một số yếu tố sau đây sẽ giúp bạn chọn được một dịch vụ Tường lửa ứng dụng web phù hợp:
  • Hệ thống hạ tầng có ở nhiều nơi trên thế giới giúp gia tăng khả năng chống DDoS trên toàn cầu.
  • Mạng lưới Scrubbing Center rộng lớn cho phép chuyển hướng (redirect) lưu lượng truy cập tới các Tường lửa ứng dụng web phù hợp để làm sạch trước khi đến Server gốc.
WAF-04
Tiêu chí chọn Tường lửa ứng dụng web
  • Có thể kết hợp với Multi CDN tăng cường bảo mật website tối đa, chống lại các tấn công DDoS traffic Layer 3/4.
  • WAF rules cho phép điều chỉnh các cấp độ khác nhau tùy theo mục đích của doanh nghiệp bạn.
  • Lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tin, có đội ngũ hỗ trợ nhanh khi gặp vấn đề

7.5. So sánh WAF và NGFW, Firewall

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua NGFW là gì?
NGFW là tường lửa thế hệ mới nhất hỗ trợ bảo vệ mảng toàn bộ công ty, được nâng cấp thêm các tính năng bổ sung chuyên dụng để hỗ trợ người dùng trong quá trình truy cập mạng. Bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết hơn tại đây.
Chúng tôi có bảng so sánh khác nhau cơ bản dưới đây:
WAF (Web Application Firewall) NGFW (Next-Generation Firewall) Firewall
Mục đích Bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công dựa trên ứng dụng Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng và ứng dụng Bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công mạng
Tầng áp dụng Tầng ứng dụng (Layer 7) Tầng mạng (Layer 3) và ứng dụng (Layer 7) Tầng mạng (Layer 3)
Chức năng – Giám sát và kiểm soát lưu lượng HTTP/HTTPS vào ứng dụng web 

– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công web

– Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm

– Bảo mật mạng và phân loại lưu lượng mạng 

– Kiểm soát truy cập và quản lý chính sách

– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và ứng dụng

– Kiểm soát truy cập vào mạng 

– Ngăn chặn lưu lượng không mong muốn

– Bảo vệ mạng khỏi các cuộc tấn công mạng

Phạm vi bảo vệ Chỉ bảo vệ ứng dụng web cụ thể Bảo vệ toàn diện cho mạng và ứng dụng Bảo vệ toàn diện cho mạng
Quản lý Quản lý cấu hình và chính sách cho các ứng dụng web cụ thể Quản lý cấu hình và chính sách cho mạng và ứng dụng Quản lý cấu hình và chính sách cho mạng
Ưu điểm – Bảo vệ chuyên sâu cho ứng dụng web 

– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công web một cách hiệu quả

– Kết hợp bảo mật mạng và ứng dụng 

– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và ứng dụng

– Đơn giản và dễ triển khai 

– Giá thành thấp

Hạn chế – Chỉ bảo vệ ứng dụng web, không bảo vệ toàn diện cho mạng – Yêu cầu kiến thức chuyên sâu để triển khai và quản lý 

– Giá thành cao hơn so với firewall truyền thống

– Hạn chế trong việc bảo vệ ứng dụng và phân loại lưu lượng mạng 

– Không phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và ứng dụng một cách hiệu quả

Vậy Tường lửa Firewall là gì?
Tường lửa (Firewall) là một hệ thống an ninh mạng, như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Hay nói cách khác, chỉ những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa mới được truy cập vào mạng, mọi traffic khác đều bị từ chối.
Bảng so sánh chi tiết giữa WAF và Firewall tại đây.

Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với các tất tần tật thông tin về Tường lửa ứng dụng web. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới để được đội ngũ của Genlogin hỗ trợ nhanh nhất nhé!


Tải app và đăng ký tài khoản để dùng thử
Nhận gói dùng thử 5 profiles
Thử ngay và trải nghiệm cùng Genlogin

Tải app

CÔNG TY CỔ PHẦN GENLOGIN SOFTWARE

Địa chỉ: 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (toà nhà Huy Hoàng)

 

Chương trình

Kiểm tra Browser

API

Affilate

Thông tin

Giới thiệu

Liên hệ

Chính sách bảo mật

Chính sách mua và bán

Hỗ trợ

FAQ

Tài liệu

Dịch vụ Proxy uy tín

Facebook Telegram Youtube

DMCA.com Protection Status