• Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ
  • Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ
  • Tải Nhanh
    • Windows
    • Mac Os
  • Giá
  • Bài viết
  • Tài liệu
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Automation
    • Cập Nhật
  • Đăng Nhập
  • Liên hệ

Print On Demand là gì? 7 bước kiếm tiền POD với vốn 0đ

Genlogin
27 Tháng Năm, 2023
Mục lục
  1. 1. Print On Demand là gì?
  2. 2. 7 bước kiếm tiền POD với vốn 0đ
    1. 2.1. Chuẩn bị
    2. 2.2. Chọn ngách sản phẩm lợi thế
    3. 2.3. Tạo thiết kế độc đáo
    4. 2.4. Xây dựng bộ sưu tập thu hút bằng mockup
    5. 2.5. Đăng tải ảnh sản phẩm
    6. 2.6. Tích hợp cửa hàng với các Platform
    7. 2.7. Xây dựng chiến lược marketing mạnh mẽ
  3. 3. Mô hình hoạt động Print On Demand là như thế nào?
  4. 4. Tiềm năng phát triển của mô hình Print On Demand
    1. 4.1. Thị trường POD quốc tế
    2. 4.2. Thị trường POD Việt Nam
  5. 5. Một số sản phẩm POD phổ biến nhất hiện nay
  6. 6. Ưu điểm, hạn chế của Print On Demand là gì?
    1. 6.1. Ưu điểm của Print on demand là gì?
    2. 6.2. Hạn chế của Print on demand là gì?
  7. 7. Top 5 nền tảng hỗ trợ bán Print On Demand tốt nhất hiện nay
    1. 7.1. Printful
    2. 7.2. Printify
    3. 7.3. Etsy
    4. 7.4. TeeChip
    5. 7.5. PrintBase
  8. 8. Một số lưu ý khi bắt đầu kinh doanh Prind On Demand
  9. 9. Điểm khác nhau giữa Dropshipping và Print On Demand là gì?
  10. 10. Một số câu hỏi thường gặp về Prind On Demand
    1. 10.1. Cách thức định giá sản phẩm Print on Demand là gì?
    2. 10.2. Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền với POD?
    3. 10.3. Có thể tìm kiếm mockup sản phẩm POD để bán ở đâu?
    4. 10.4. Phương pháp POD nào thân thiện nhất với môi trường?
    5. 10.5. Định dạng tệp thích hợp nhất để Print on Demand là gì?
    6. 10.6. Nên lựa chọn in RGB hay CMYK?
  11. Kết luận
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ in ấn số và dịch vụ fulfillment khiến Print on Demand đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà thiết kế độc lập và các nhãn hiệu lớn trên toàn thế giới.
Với mức tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 30 – 60%, Print on Demand mang lại cho người bán hiệu quả kinh doanh ngoài mong đợi. Vậy Print on Demand là gì? Kiếm tiền với POD sao cho hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

1. Print On Demand là gì?

Print On Demand (POD) dịch theo tiếng Việt là in theo yêu cầu. Đây là một hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, cho phép người bán có thể bán các thiết kế của riêng mình dưới hình thức in lên các sản phẩm. Người bán sẽ làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn tùy chỉnh, thiết kế lên các sản phẩm nhãn trắng có sẵn và bán chúng dưới thương hiệu của riêng mình.
Tất cả sản phẩm được bán sẽ không cần lưu trữ hay tồn kho. Bạn chỉ cần lựa chọn, đăng ký sử dụng một nền tảng hỗ trợ bất kỳ cho toàn bộ quy trình từ in ấn đến fulfillment.
Trong khi các ngành khác thiết lập mô hình kinh doanh theo đơn đặt hàng, thì POD chỉ có thể được thực hiện sau khi bắt đầu in kỹ thuật số vì việc in các bản sao đơn lẻ bằng công nghệ in truyền thống như in letterpress và in offset sẽ không thu lại được nhiều lợi nhuận.

2. 7 bước kiếm tiền POD với vốn 0đ

Nếu bạn là một nhà thiết kế tự do, đây chính là cơ hội để bạn tạo nên những thiết kế độc quyền của mình và bán ở bất cứ đâu. Bạn không cần bỏ vốn và có thể thoải mái thử nghiệm mọi thứ mà không mất gì cả.
Dưới đây là 7 bước bạn cần triển khai khi bắt đầu làm Print on Demand:

2.1. Chuẩn bị

Bước đầu tiên bạn cần chuẩn bị 3 yếu tố sau:
  • Lựa chọn nền tảng và thiết lập mô hình Print on demand là gì: Bạn có thể tạo một gian hàng online trên các trang TMĐT như Ebay, Amazon, Etsy, Shopify… hoặc tự xây dựng website riêng trên Wix, WordPress.
  • Thiết lập hệ thống cổng thanh toán: Hầu hết các đơn hang sẽ đến từ nước ngoài nên hãy sử dụng cổng thanh toán phổ biến nhất là PayPal, Payoneer, Stripe để thuận tiện trong quá trình kinh doanh. Một số thẻ thanh toán khác như VISA, Mastercard đều có thể dung nhé.
  • Tìm kiếm và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ fulfilment trong Print on Demand là gì? Đây sẽ là khâu rất quan trọng quyết định phần lớn thành công của bạn. Hãy tích hợp các shop online bạn có vào nền tảng Platform hỗ trợ đơn hang tốt hơn. Bạn nên tạo tài khoản và so sánh giá in ấn cũng như số lượng các Supplier đang hợp tác.

2.2. Chọn ngách sản phẩm lợi thế

Một bộ phận lớn người dùng nhầm lẫn về khái niệm Print on demand là gì? Làm POD là bán áo thun. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chọn in thiết kế trên nhiều loại sản phẩm khác như mũ, cốc, tranh hay balo…
Hãy tham khảo trước trên các Platform và phân chia danh mục hợp lý theo mục 1.2 chúng tôi đã chia sẻ.

2.3. Tạo thiết kế độc đáo

Dù là kinh doanh theo hình thức nào thì việc thiết kế vẫn cần được ưu tiên. Đây là yếu tố quyết định sự khác biệt và khách hang có lựa chọn bạn hay không. Hiện nay có 4 xu hướng thiết kế đang rất được người dung ưa chuộng:
  • Thiết kế độc quyền: Là những họa tiết hay nhân vật bạn tự tạo ra cho các sản phẩm in ấn của mình. Từ đó tạo dựng một thương hiệu mới, độc đáo và riêng biệt.
Ví dụ: Thỏ Bảy Màu, Mickey, Doraemon là những nhân vật được thiết kế độc quyền.
Nhà thiết kế đã đưa lên tất cả các sản phẩm có thể in được, bạn thử nghĩ xem nếu là 1 fan trung thành của nhân vật đó thì họ có muốn sưu tập tất cả không.
Hoặc họa tiết độc quyền như Supreme, Gucci, LV.. họ đưa mẫu thiết kế lên tất cả các sản phẩm, và nhìn vào là ai cũng có thể nhận ra và đọc tên thương hiệu.
  • Thiết kế dạng bắt trend: Một số câu Quotes, hoặc hình ảnh từ các bộ phim bom tấn.
Cảm hứng có thể bắt nguồn từ các bộ phim nổi tiếng thế giới như “Avengers: End game”. Rất nhiều hình ảnh, câu nói độc đáo có liên quan đến nhà Marvel được in trên mọi sản phẩm và được hàng triệu fan săn đón.
Hoặc bạn thiết kế một số những câu nói giúp truyền động lực, cảm hứng, mang tính hài hước dành cho một đối tượng khách hàng cụ thể cũng là một ngách để triển khai.
  • Thiết kế theo chủ đề: Đa phần bạn sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho các concept như ngày lễ, đồ đôi, cho cả gia đình, thiết kế hình ảnh đậm chất Rock, Rapper…
  • Thiết kế hình ảnh 3D: Đây là loại thiết kế bán rất chạy trên thị trường, đương nhiên nó đòi hỏi bạn có kỹ năng thiết kế tốt. Nhưng bạn sẽ có lợi thế để cạnh tranh hơn so với những cửa hàng chỉ có thiết kế đơn giản.

2.4. Xây dựng bộ sưu tập thu hút bằng mockup

Mockup là những hình ảnh sản phẩm chưa có thiết kế. Bạn chỉ việc sử dụng phần mềm chỉnh sửa hoặc một số website miễn phí để thiết kế ra chúng.
Thay vì khách hàng phải cố tưởng tượng thiết kế của bạn trên áo thun trông sẽ ra sao, thì bây giờ họ có thể nhìn nó thật rõ ràng bằng hình ảnh trực quan.
Một số công cụ miễn phí giúp bạn đưa thiết kế vào sản phẩm:
  • Canva
  • Smartmockup.com
  • Placeit.com
Mockup trong Print on Demand là gì?

Mockup trong Print on Demand là gì?

2.5. Đăng tải ảnh sản phẩm

Với một số nền tảng như Etsy và Redbubble trưng bày sản phẩm như một khu chợ thì bạn có thể sẽ có thêm lượng traffic miễn phí khá tốt. Khách hàng vào tham quan sẽ được nhìn thấy thiết kế từ nhiều cửa hàng, đa dạng trải nghiệm hơn.
Nếu xây dựng website riêng, hãy cài đặt phần ecommerce và chọn giao diện giống một cửa hàng chuyên nghiệp để trưng bày các thiết kế sao cho đẹp mắt.

2.6. Tích hợp cửa hàng với các Platform

Có rất nhiều nền tảng để bạn lựa chọn như: Printful, Printify, Printbase,Teechip,…Dù bạn chọn nền tảng Print on Demand là gì thì nó đều mang đến cho bạn những quyền lợi khác nhau.
Ví dụ như Printify có 3 gói đăng ký dành cho Member, bạn sẽ có quyền lợi khác nhau tùy theo từng gói và luôn được in với giá rẻ hơn thay vì in lẻ từng chiếc. Các nền tảng này hợp tác với nhiều nhà in khác nhau trên khắp thế giới ví dụ như liên kết printify với etsy.
Giá cả in cũng khác nhau tùy thuộc chất liệu sản phẩm, chất lượng in ấn.
Một số điểm nên lưu ý khi lựa chọn Supplier:
  • Ưu tiên lượt đánh giá 5 sao
  • Số ngày hoàn thành giao hàng.
  • Chất liệu sản phẩm.
  • Chi phí in ấn.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra hoạt động phải bình thường và nên có ít nhất 2 cổng thanh toán. Với thị trường quốc tế có thể dùng PayPal, Stripe, Payoneer, ShopBase.

2.7. Xây dựng chiến lược marketing mạnh mẽ

Dù bạn lựa chọn hình thức Print on demand là gì xây dựng website hay sử dụng cửa hàng online, việc tiếp thị để thu hút khách hàng vẫn là điều cần thiết phải làm để có lợi nhuận bền vững.
Một số công việc cơ bản trong marketing bạn cần thực hiện như:
  • Viết bài đăng blog về sản phẩm bạn chọn và tối ưu Seo trên các công cụ tìm kiếm Google, Youtube. Sẽ cần có thời gian để nội dung thu hút khách hàng nhưng marketing nội dung có thể mang lại kết quả vượt trội mà chi phí bỏ ra lại khá rẻ.
  • Quảng cáo trên Google, Facebook, Instagram… Cách này đòi hỏi một khoản tiền đầu tư trước, và các cửa hang khác đều có thể làm điều đó. Do đó, bạn có thể cân nhắc để cạnh tranh tốt hơn.
  • Hiện diện nhiều hơn trên mạng xã hội để thu hút traffic về cửa hàng/ website. Hãy tận dụng sự phát triển của video ngắn, reels trên facebook và Tiktok để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn cung cấp trong Print on Demand là gì.

3. Mô hình hoạt động Print On Demand là như thế nào?

Mô hình hoạt động Print On Demand (POD) là một phương thức sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm in ấn như áo thun, áo hoodie, sách, hộp giấy và nhiều sản phẩm khác. Trong mô hình này, các sản phẩm không được sản xuất trước, mà được in ấn và sản xuất chỉ khi có yêu cầu từ khách hàng.
Print-on-demand-là-gi-01
Mô hình cơ bản của Print on demand là gì?

Cách thức hoạt động của mô hình POD thông thường như sau:

  • Thiết kế sản phẩm: Người bán tạo ra các mẫu thiết kế và sắp xếp chúng trên các sản phẩm như áo thun, ốp điện thoại, sách,…
  • Tạo cửa hàng trực tuyến: Người bán tạo một cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, Etsy hoặc Amazon và liên kết với nhà cung cấp dịch vụ POD.
  • Liên kết với nhà cung cấp dịch vụ POD: Người bán chọn một nhà cung cấp dịch vụ POD, đăng ký tài khoản và tải lên các mẫu thiết kế của mình lên nền tảng của nhà cung cấp.
  • Khách hàng đặt hàng: Khách hàng truy cập vào cửa hàng trực tuyến và chọn sản phẩm mà họ muốn mua.
  • In ấn và sản xuất: Khi có đơn hàng, nhà cung cấp dịch vụ POD sẽ in ấn mẫu thiết kế lên sản phẩm tương ứng và tiến hành sản xuất.
  • Đóng gói và vận chuyển: Sau khi sản xuất xong, nhà cung cấp POD sẽ đóng gói sản phẩm và gửi chúng trực tiếp đến khách hàng.

Lợi ích của mô hình POD là người bán không cần phải đầu tư lớn cho việc sản xuất hàng tồn kho trước, giảm rủi ro và chi phí. Nó cũng cho phép người bán tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và linh hoạt, tuỳ chỉnh theo yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Quy trình vận hành của Print on demand là gì?

Quy trình vận hành của Print on demand là gì?

Các bước minh hoạ quá trình bán một sản phẩm Print on Demand:
  • Bước 1: Phát sinh đơn hàng – sau khi bạn cập nhật lên cửa hàng online của mình một mẫu sản phẩm POD (ví dụ là áo phông), khách hàng bắt đầu có thể đặt hàng và thanh toán trước (30$)
  • Bước 2: Đơn hàng áo phông được chuyển đến cho nhà cung cấp POD, người bán sẽ thanh toán tiền sản xuất, in ấn cho đơn hàng với nhà cung cấp (20$)
  • Bước 3: Nhà cung cấp POD tiến hàng sản xuất, in ấn sản phẩm theo đơn hàng
  • Bước 4: Nhà cung cấp POD tiến hành đóng gói và gửi sản phẩm đến trực tiếp người mua hàng. Đơn hàng POD kết thúc, khoản chênh lệch 10$ được người bán giữ lại làm lợi nhuận.

4. Tiềm năng phát triển của mô hình Print On Demand

Về cơ bản, POD là một hình thức kinh doanh giúp bạn thử nghiệm bất kỳ ý tưởng hay dòng sản phẩm mới nào trên thị trường mà không lo ngại tồn kho hay chi phí nhiều. Những rủi ro kinh doanh trong hình thức này cũng được giảm đi đáng kể. Do đó, lượng người bán tham gia vào mô hình Print on Demand cũng ngày càng nhiều hơn.

4.1. Thị trường POD quốc tế

Sau đại dịch Covid-19, cơ hội phát triển của ngành thương mại điện tủ và mua sắm online càng trở nên mạnh mẽ do thói quen mua hàng của người tiêu dùng thay đổi đáng kể. Và các hình thức kiếm tiền MMO như Dropshipping hay Print on Demand cũng phát triển theo.
Theo báo cáo của Grand View Research năm 2020, quy mô thị trường POD ở Mỹ của riêng sản phẩm áo thun được định giá là 3.64 tỷ USD. Và mức độ mở rộng cùng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đến 2028 được dự đoán ở mức 9.7%. Đây là một con số đáng kỳ vọng và cực kỳ hấp dẫn cho những người tham gia.
Quy mô thị trường áo thun POD ở Mỹ

Quy mô thị trường áo thun POD ở Mỹ

Trong suốt 4 năm qua, toàn ngành công nghiệp POD (Print On Demand) đã tăng trưởng 12%. Trong cuộc khảo sát gần đây của Printful, khoảng 45% chủ cửa hàng POD nhận định doanh số bán hàng của họ tăng mạnh trong suốt năm 2020.
Các chủ cửa hàng ngày càng có nhiều người “chuyển dịch” sang mảng POD với ưu thế từ những sản phẩm tuỳ chỉnh độc đáo, hợp “mốt”, không cần phải đầu tư quá nhiều, vấn đề tồn kho hay thời gian sản xuất.
Theo Kaitlin Cremmins , Giám đốc Tiếp thị tại Long Island Screen Printing thì ngành Print On Demand không có dấu hiệu chững lại mà vẫn sẽ tiếp tục tăng liên tục cho các sản phẩm độc đáo, các tùy chọn cá nhân hóa. Nó cho phép bất kỳ quy mô doanh nghiệp nào đều có thể tham gia.

4.2. Thị trường POD Việt Nam

Về thị trường print on demand Việt Nam, thương mại điện tử cũng đang phát triển mạnh và thu hút nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo và mong muốn kinh doanh tự do. Mô hình kinh doanh POD đã và đang thu hút họ đến tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực đầy tiềm năng này nhờ vào lợi thế vốn đầu tư nhỏ, không cần lo lắng về vấn đề tồn kho.
Tuy POD còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều công ty POD Fulfillment đang sở hữu nhà máy đặt tại Mỹ hỗ trợ hoạt động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho người bán và thị trường print on demand Việt Nam sẽ là thị trường rất tiềm năng.
Đồng thời, các trang thông tin, các hội nhóm cung cấp thông tin về Print on demand là gì, cách thức kiếm tiền hiệu quả cũng rất nhiều, hỗ trợ cho các newbie khi tham gia.

5. Một số sản phẩm POD phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, có 4 nhóm sản phẩm Print on Demand được bán nhiều nhất trên thị trường, cụ thể:
  • Thời trang: Nổi bật nhất là Áo thun. Tiếp đến là váy, quần legging, quần short, chân váy, áo hoodie…
  • Phụ kiện: Nổi bật là Sticker. Tiếp đến là túi tote, mũ, tất, giày thể thao, khẩu trang…
  • Đồ dùng gia đình: Các loại cốc sứ, cốc Tumbler, vỏ gối, bình nước…
  • Phụ kiện công nghệ: Các loại ốp lưng điện thoại, miễng dán giữ điện thoại….
Ngoài ra, các sản phẩm có thể thay đổi theo các dịp lễ, Tết, sự kiện đặc biệt để gia tăng doanh số Print on demand là gì?
  • Valentine (14/2): Tập trung vào các thiết kế lãng mạn, ấm áp về tình yêu cho các sản phẩm như giá đỡ nến, móc khóa đôi, cốc đôi, áo đôi, Boxer & Underwear….
  • Ngày của mẹ (9/5): Tập trung vào các thiết kế hình ảnh, châm ngôn về tình mẫu tử cho nhiều mẫu sản phẩm khác nhau như khăn tắm, quần áo….
  • Back to school (tháng 8,9): Tập trung vào các thiết kế tràn đầy năng lượng cho một năm học mới, khởi đầu mới. Một số sản phẩm nổi bật như áo phông, balo, túi dây rút…
  • Giáng sinh & Năm mới: Tập trung vào các thiết kế họa tiết ngôi sao, bông tuyết, cây thông, Santa Claus…những thứ đặc trưng nhất. Các sản phẩm đặc trưng chính là đồ trang trí, tất, đồ giáng sinh, banner…

6. Ưu điểm, hạn chế của Print On Demand là gì?

6.1. Ưu điểm của Print on demand là gì?

  • Dễ dàng để bắt đầu:
Hầu hết các nền tảng POD hiện nay đều thân thiện với người dùng và dễ sử dụng. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng khởi tạo và vận hành công việc kinh doanh chỉ bằng cách đăng ký tài khoản, tạo trang thông tin cá nhân trên nền tảng và đăng tải sản phẩm. Bạn đăng tải các mẫu thiết kế chỉ trong vài phút và không cần lo lắng về yêu cầu tính kĩ thuật.
  • Không phải lo về vấn đề tồn kho:
Mô hình Print on demand giúp giảm bớt nỗi lo lớn nhất đó là chi phí lưu kho. Do sản phẩm sẽ chỉ được sản xuất và in hình sau khi được khách hàng đặt mua, vì vậy bạn sẽ không cần phải bận tâm về việc không đẩy được hàng hay chịu cảnh hàng tồn kho đội chi phí.
  • Giảm công đoạn Fulfillment:
Một vấn đề khác đối với bán lẻ đó là hoàn tất đơn hàng. Quy trình đóng gói và vận chuyển sản phẩm gồm rất nhiều công đoạn và khó để bạn có thể quản lý toàn diện. Dù nền tảng Print on Demand là gì thì họ cũng sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ khía cạnh này.
  • Tự do kinh doanh theo thế mạnh của bạn thân:
Bạn chỉ cần tập trung vào thế mạnh về thiết kế, sáng tạo hay xây dựng cộng đồng, marketing và tạo chiến lược kinh doanh.

6.2. Hạn chế của Print on demand là gì?

  • Biên lợi nhuận không cao:
Khi bạn làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ POD, chi phí dành cho sản phẩm sẽ cao hơn so với giá khi mua sỉ, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận của bạn sẽ bị giảm đi. Tuy nhiên, việc chịu giá cao khi mua lẻ sản phẩm trên các nền tảng POD mà không phải bận tâm về các khoản khác thì chi phí này là không lớn.
  • Giới hạn khả năng gia tăng trải nghiệm khách hàng:
Bạn sẽ không được tham gia vào các quá trình từ in ấn, đóng gói, vận chuyển…. Ví dụ, bạn muốn trang trí đặc biệt hơn cho bao bì sản phẩm của khách hàng thân thiết hoặc gửi kèm thêm một tấm thiệp cảm ơn trong gói hàng, bạn sẽ không làm được điều đó khi áp dụng mô hình POD.
Nếu đang cố gắng để xây dựng một thương hiệu vững mạnh, có khả năng tạo ấn tượng trên tất cả các điểm chạm với khách hàng thì Print in demand không phải là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
  • Dữ liệu bị hạn chế:
Đối với bất kỳ nền tảng Print On Demand là gì thì cũng khó có thể đưa ra những thống kê chi tiết về tần suất, tỉ lệ, đánh giá và số lượng nên cũng sẽ khó cho bạn nếu muốn đưa ra những dự đoán về sản phẩm bán cháy hay chiếm lĩnh thị trường.
  • Sản phẩm thiếu tính đa dạng:
Các chủng loại sản phẩm sẽ thường thuộc 4 nhóm chính chúng tôi chia sẻ ở trên và tùy vào khả năng của nhà cung cấp bạn lựa chọn, các mặt hàng POD cũng sẽ bị giới hạn dần. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ khó có thể mở rộng kinh doanh trong những giai đoạn sau.
Yếu tố này sẽ không phải là vấn đề nếu bạn bán một số loại sản phẩm phổ biến như áo phông hay cốc sứ. Tuy nhiên, POD sẽ không phù hợp với những nhà bán lẻ muốn tạo sự khác biệt hoặc lựa chọn sản phẩm thuộc thị trường ngách.

7. Top 5 nền tảng hỗ trợ bán Print On Demand tốt nhất hiện nay

7.1. Printful

Printful là một trong những nền tảng bán Print On Demand đầu tiên và có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Barcelona, Tây Ban Nha, Riga, Mexico,…
Nó có nhiều lựa chọn về sản phẩm và thương hiệu chất lượng cao như Gildan, American Apparel,… Đống thời, mô hình dễ sử dụng và nhiều tùy chọn để thêm thương hiệu của riêng bạn vào.
Print-on-demand-là-gi-05
Printful
Người bán chỉ cần tạo thiết kế, Printful sẽ hỗ trợ xử lý trọn gói từ in ấn, đóng gói đến vận chuyển hàng hóa. Nhờ không phụ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình sản xuất nên sản phẩm in từ Printful có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hơn.
Printful không chỉ được tích hợp rộng rãi với nhiều nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy, Ebay mà còn cung cấp các dịch vụ in ấn khác nhau như in trực tiếp lên sản phẩm, cắt và may, và thậm chí cả thêu. Công ty này còn hỗ trợ thiết kế, làm video, chạy SEO, facebook ads giúp sản phẩm của bạn khác với đối thủ.
Print-on-demand-là-gi-06
Printful

7.2. Printify

Printify với Print On Demand là gì? Printify là mô hình kinh doanh Print On Demand ra mắt vào năm 2015 và có xưởng chủ yếu tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Trung Quốc. Printify dành riêng một phiên bản miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và chỉ tính phí khi đăng ký thêm các tính năng bổ sung. Mức giá cho premium plan cũng thấp hơn các đối thủ khác, chỉ 29$/tháng và không giới hạn số lượng sản phẩm thiết kế.

Điều đáng chú ý là Printify cũng cung cấp một mạng lưới nhà cung cấp quốc tế cho phép một số sản phẩm nhãn trắng độc đáo chẳng hạn như đồ trang sức, đồng hồ, giày hay bình nước. Với danh mục sản phẩm đa dạng và độc đáo, nền tảng này tự hào có hơn 200 sản phẩm mà bạn có thể in trên đó.
Print-on-demand-là-gi-07
Printify
Tuy nhiên, với cách bán hàng trên Printify cho người bán mới sẽ phải tự thiết kế UX/UI cho cửa hàng mới của mình mà không có sẵn những bộ template mẫu cơ bản. Người bán cũng phải tự tải ảnh lên và chỉnh tay thủ công trên Photoshop.

7.3. Etsy

Mô hình Print On Demand được ra mắt lần đầu trên Etsy vào năm 2013. Etsy là một trong các nền tảng thương mại điện tử mà bạn không nên bỏ qua POD Etsy bởi lượng khách hàng tiềm năng của nền tảng này là rất lớn.
Theo như báo cáo năm 2021 của Etsy, khoảng 90 triệu người có tài khoản Etsy và 20% trong số đó đã mua các mặt hàng sáng tạo trên trang web này, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới. 
Print-on-demand-là-gi-08
Etsy

7.4. TeeChip

TeeChip với Print On Demand là gì? TeeChip cũng là một nền tảng bán Print On Demand lâu năm và có uy tín tại thị trường Việt Nam. Ngoài việc cho phép người bán tạo cửa hàng riêng, TeeChip còn mở một sàn thương mại trực tuyến mà người bán có thể nhận phần trăm hoa hồng khi đặt sản phẩm trên sàn này. TeeChip nổi tiếng trên toàn cầu với chi phí sản xuất thấp giúp người bán đạt lợi nhuận cao hơn.

Nó nổi bật giữa các đối thủ khác nhờ cộng đồng người bán mạnh, hàng loạt tính năng hỗ trợ người bán hiệu quả như custom domains, duplicate hàng loạt,… hỗ trợ người bán khá hiệu quả.
Print-on-demand-là-gi-09
TeeChip

7.5. PrintBase

Printbase là gì? PrintBase là nền tảng bán Print-On-Demand ra mắt cuối năm 2019. Tuy ra đời muộn nhưng vẫn thu hút đông đảo khách hàng bởi những điểm mạnh: giá base cost cạnh tranh; cổng thanh toán quốc tế; dịch vụ fulfillment với các mức giá ưu đãi,…

PrintBase hỗ trợ người bán hầu hết các khâu từ xây dựng, quản lý, đóng gói, vận chuyển, vận hành và xử lý khiếu nại, cửa hàng trực tuyến,… PrintBase rất phù hợp với người bán mới biết về Print On Demand là gì, chưa tự lực được về cổng thanh toán, customer support hay fulfillment bởi sự tối ưu trọn gói từ A – Z.
PrintBase là nền tảng bán Print On Demad đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo các custom option (lựa chọn cá nhân hóa) chỉ bằng cách kéo thả đơn giản.
Print-on-demand-là-gi-10
PrintBase

8. Một số lưu ý khi bắt đầu kinh doanh Prind On Demand

Khi bắt đầu làm print on demand, có 5 lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét:

  • Nghiên cứu thị trường và chọn sản phẩm phù hợp: Trước khi bắt đầu kinh doanh print on demand, hãy nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về những sản phẩm nổi tiếng và phổ biến. Điều này giúp bạn định hình được đối tượng khách hàng và đảm bảo rằng bạn đang cung cấp những sản phẩm mà họ đang tìm kiếm.
  • Chất lượng và thiết kế hấp dẫn: Đảm bảo rằng sản phẩm bạn cung cấp có chất lượng tốt và thiết kế hấp dẫn. Sử dụng hình ảnh, màu sắc và thông điệp phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hãy chắc chắn rằng quy trình in ấn và gia công hoàn thiện đạt được tiêu chuẩn cao để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng mong đợi của khách hàng.
  • Đối tác sản xuất đáng tin cậy: Lựa chọn đối tác sản xuất đáng tin cậy và có kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn và gia công. Đảm bảo rằng họ có khả năng sản xuất số lượng lớn và đáp ứng đúng thời hạn. Kiểm tra xem họ có thể cung cấp các mẫu thử trước khi sản xuất hàng loạt để bạn kiểm tra chất lượng và thiết kế.
  • Quảng cáo và tiếp thị: Xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả để đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng mục tiêu. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến và cả quảng cáo truyền thống (nếu phù hợp) để tăng hiệu quả tiếp cận và tạo niềm tin từ khách hàng.
  • Theo dõi và phản hồi phản hồi khách hàng: Đối xử với khách hàng một cách chuyên nghiệp và tổ chức hệ thống theo dõi và phản hồi phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp bạn nắm bắt ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của bạn, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng kinh doanh của bạn.

9. Điểm khác nhau giữa Dropshipping và Print On Demand là gì?

Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 khái niệm Dropshipping và Print on Demand là gì. Cùng chúng tôi làm rõ ngay sau đây nhé:
  • Dropshipping là một dạng kinh doanh thương mại điện tử bỏ qua khâu vận chuyển. Người bán chỉ cần tập trung vào việc tìm đối tác dịch vụ, marketing sản phẩm và sau khi khách hàng đặt hàng, thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị cung ứng.
  • Điểm giống nhau giữa Dropshipping và Print on Demand là gì? Đó là người bán đều không can thiệp vào quá trình từ sản xuất, in ấn, đóng gói đến vận chuyển. Tất cả sẽ do nhà cung cấp fulfilment phụ trách.
  • Điểm khác nhau cơ bản nằm ở khả năng can thiệp vào thiết kế của sản phẩm.
Dropshipping
Print on Demand
Người bán không được phép can thiệp vào thiết kế
Người bán sẽ được tùy chỉnh thiết kế theo ý muốn của mình và tạo nên sự khác biệt
Thời gian thực hiện đơn hàng sẽ nhanh hơn do sản phẩm đã có thiết kế sẵn
Thị trường cũng sẽ ít cạnh tranh hơn
Mức lợi nhuận cao hơn
Dễ dàng xây dựng thương hiệu cá nhân do lợi thế khác biệt
Có thể bán lại hàng tồn

10. Một số câu hỏi thường gặp về Prind On Demand

10.1. Cách thức định giá sản phẩm Print on Demand là gì?

Để định giá bán sản phẩm phù hợp với chi phí, khả năng của khác hàng bạn cần lưu ý những điều sau:
  • Bước 1: Đánh giá chi phí sản phẩm.
  • Bước 2: Cộng tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm + tỷ suất lợi nhuận = chi phí bán lẻ.
  • Bước 3: Tính toán các chi phí khác của bạn (quảng cáo, thiết kế,…): Các chi phí hàng tháng khác/ tỷ suất lợi nhuận của bạn = đơn đặt hàng tối thiểu.
Như vậy, bạn sẽ có được giá bán chính xác và phù hợp.

10.2. Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền với POD?

Số tiền bạn có thể kiếm được với Print On Demand phụ thuộc rất nhiều vào loại sản phẩm, đối tượng mục tiêu và mức độ tiếp cận họ thông qua những hình thức Marketing.
Giả sử với một chiếc áo phông được bán ra, ước tính bạn có thể kiếm được $5 – $8 mỗi ngày

10.3. Có thể tìm kiếm mockup sản phẩm POD để bán ở đâu?

Hiện này có rất nhiều website hữu ích hỗ trợ tìm kiếm mockup sản phẩm POD như Placeit, Freepik,…
Tuy nhiên, đối với những mockup miễn phí này thường có thiết kế khá đơn điệu, kém thu hút người dùng. Bạn sẽ phải chi trả thêm phí để nâng cấp tài khoản để sử dụng kho tàng mockup đa dạng.

10.4. Phương pháp POD nào thân thiện nhất với môi trường?

Phương pháp Print on Demand thân thiện với môi trường nhất là In kỹ thuật số. Với phương pháp này, mực được đặt trực tiếp lên chất nền, giúp giảm thiểu lượng chất thải so với các phương pháp trong truyền thống. Trong kỹ thuật số rất phù hợp cho các đơn hàng nhỏ hơn và có thể thực hiện nhanh chóng.

10.5. Định dạng tệp thích hợp nhất để Print on Demand là gì?

Đối với định dạng tệp thích hợp nhất để in theo yêu cầu, các loại tệp được hỗ trợ bao gồm: JPEG, PNG và SVG. Độ phân giải khuyến nghị cho tệp JPEG/PNG là 300 DPI, tuy nhiên, tệp có độ phân giải thấp hơn cũng có thể được sử dụng tùy theo yêu cầu của sản phẩm cụ thể.

10.6. Nên lựa chọn in RGB hay CMYK?

Khi in theo yêu cầu, nên sử dụng định dạng màu CMYK. Nếu bạn sử dụng định dạng màu RGB và sau đó chuyển đổi sang CMYK, màu sắc có thể bị thay đổi và dẫn đến sự không khớp giữa màu trên màn hình và màu trong ấn. Do đó, để đảm bảo màu sắc chính xác và chất lượng tốt nhất, hãy sử dụng định dạng màu CMYK ngay từ đầu.

Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ tất cả thông tin về Print on Demand là gì? Các bước triển khai kinh doanh POD như thế nào? Đây là một thị trường được dự đoán rất tiềm năng và mang lại thu nhập tốt, đừng ngần ngại mà không trải nghiệm thử. Theo dõi các bài viết khác của Genlogin để cập nhập thêm nhiều khía cạnh khác về Print on Demand là gì.


Tải app và đăng ký tài khoản để dùng thử
Nhận gói dùng thử 5 profiles
Thử ngay và trải nghiệm cùng Genlogin

Tải app

CÔNG TY CỔ PHẦN GENLOGIN SOFTWARE

Địa chỉ: 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (toà nhà Huy Hoàng)

 

Chương trình

Kiểm tra Browser

API

Affilate

Thông tin

Giới thiệu

Liên hệ

Chính sách bảo mật

Chính sách mua và bán

Hỗ trợ

FAQ

Tài liệu

Dịch vụ Proxy uy tín

Facebook Telegram Youtube

DMCA.com Protection Status