Mobile Proxy 4G là gì? Hướng dẫn cấu hình và giải đáp thắc mắc
Genlogin
2 Tháng Năm, 2023
Proxy là một giải pháp lý tưởng để bảo vệ sự riêng tư và giảm thiểu rủi ro khi lướt web. Các loại mobile proxy như 4G, 5G thường được người dùng lựa chọn phổ biến. Vậy Proxy 4G là gì? Làm thế nào để cấu hình và sử dụng nó hiệu quả? Hãy cùng Genlogin tìm hiểu ngay nhé!
1. Proxy 4G là gì?
Proxy 4G hay 5G đều được gọi chung là Mobie proxy (Proxy di động), sử dụng đường truyền của các nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone… với 2 giao thức phổ biến là HTTP và SOCK. So với các IP của dedicate (máy chủ) hay IP resident (IP mà sài NET ở nhà) thì loại IP 4G nó hiếm hơn rất nhiều nên nó có độ trust cao hơn.
Về cơ bản, Proxy mobile 4G vẫn là proxy nên khi sử dụng vẫn phải qua các phần mềm để làm mới profile, tránh bị detect fingerprint browser. Hiện tại có nhiều phần mềm làm việc này như Multilogin, Adspower, Incognition, Genlogin …. mà bạn có thể tham khảo.
Ngoài ra, Proxy 4G là proxy được tạo từ SIM mobile kết nối với nhà mạng qua 4G. Việc này hiểu đơn giản giống như bạn đang dùng điện thoại có SIM 4G để phát wifi cho điện thoại hoặc máy tính khác sử dụng chung, khi đó các máy này có cùng IP với SIM và kết nối qua wifi. Nhưng khi đó là kết nối qua wifi, còn trong trường hợp này là đang kết nối proxy qua http, socks5.
Proxy 4G là gì?
2. Tại sao bạn cần sử dụng Proxy 4G?
Hầu hết mọi người dùng internet đều sẽ gặp phải CAPTCHA khi kết nối thiết bị với mạng di động của họ. Điều này xảy ra do địa chỉ IP mới được gán cho thiết bị của bạn mỗi khi bạn chuyển mạng. Tuy nhiên, nó sẽ quay trở lại IP tại thời điểm bạn ngắt kết nối và IP mới được tạo sẽ được gán cho một người dùng khác.
Điều này có nghĩa là nếu bạn đã có được IP từ người dùng trước đó thực hiện hành vi không đúng quy định hoặc sai trái thì địa chỉ đó sẽ bị Google gắn cờ và được đưa qua CAPTCHA vào lần tiếp theo ai đó cố gắng sử dụng nó.
Một trong những lợi thế nổi bật của proxy di động là giúp bạn che địa chỉ IP thực hiện tại của mình bằng một địa chỉ IP sạch chưa bị Google gắn cờ. Do đó, nếu người dùng di động muốn tiếp tục sử dụng địa chỉ IP di động của họ mà không gặp phải CAPTCHA hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, điều tốt nhất nên làm là dùng proxy di động.
Trong đó, Proxy 4G có độ trust hơn so với loại proxy Datacenter (ip tĩnh) hay proxy residential (ip từ đường truyền cáp quang) với các ưu điểm như:
Có dải IP di động rất lớn
Thay đổi vị trí linh hoạt
Không bị Block IP
Đối với các nhà tư vấn và quản lý truyền thông xã hội thì các loại proxy 4G, 5G đặc biệt hữu ích cho giao dịch của họ. Trong khi đăng nhập qua các tài khoản khác nhau, địa chỉ IP của bạn thường vẫn giữ nguyên. Đặc biệt nếu bạn đang làm việc trực tiếp với mạng di động của mình. Điều này có thể dễ dàng trở thành một vấn đề khi hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội chuyển sang cấm sử dụng nhiều tài khoản.
Đây là lý do chính tại sao rất nhiều người sử dụng hồ sơ giả để tiếp thị không ngừng báo cáo bị chặn liên tục. Vì họ có thể đang đăng nhập các tài khoản trên một địa chỉ IP. Tuy nhiên, sử dụng proxy 4G có thể giúp bạn tránh được vấn đề này. Các nền tảng như Instagram, Facebook, Twitter sẽ không thấy các hoạt động của bạn đáng ngờ vì địa chỉ IP thay đổi theo thời gian khi chuyển đổi qua các tài khoản.
3. Hướng dẫn cấu hình và sử dụng Proxy 4G chi tiết
3.1. Cấu hình trực tiếp trên điện thoại
Bước 1: Kiểm tra địa chỉ IP hiện tại bằng cách truy cập trang https://whatismyipaddress.com/
Kiểm tra địa chỉ IP
Bước 2: Truy cập menu Cài đặt (Setting) từ màn hình chính
Truy cập menu Cài đặt (Setting)
Bước 3: Tại mục Wireless & Networks, nhấn vào biểu tượng WiFi
Nhấn vào biểu tượng WiFi
Bước 4: Nhấn giữ từ 3 đến 5 giây vào tên wifi rồi chọn Modify network
Nhấn giữ 3 đến 5 giây vào tên wifi, chọn Modify network
Bước 5: Tích chọn Advanced Options, tại mục Proxy chọn Manual.
Tích chọn Advanced Options và Manual
Bước 6: Nhập vào địa chỉ IP (domain) tại mục Proxy hostname và port tại mục Proxy port rồi nhấn SAVE để hoàn tất thiết lập.
Nếu bạn chưa có thông tin tài khoản Proxy thì hãy đăng ký ngay. Bây giờ, chúng ta cùng kiểm tra địa chỉ IP một lần nữa.
Chúng ta nhận thấy địa chỉ IP đã thay đổi, như vậy, việc thiết lập Proxy 4G cho máy ảo LDPlayer thành công.
3.2. Cấu hình Proxy 4G bằng app College Proxy
Trước tiên bạn cần cài đặt app College Proxy cho máy ảo, trực tiếp từ Play Store hoặc tham khảo cách cài đặt file .apk cho máy ảo.
Bước 1: Nhấn mở app College Proxy từ màn hình máy ảo.
Mở app College Proxy
Bước 2: Các bạn nhập ip và port vào mục Proxy IP và Proxy Port rồi nhấn START PROXY SERVICE.
Điền thông in ip, port
Bước 3: Nhấn OK để xác nhận thiết lập kết nối
Nhấn chọn OK
Như vậy chỉ cần 3 bước đơn giản, chúng ta đã thiết lập thành công Proxy 4g cho máy ảo LDPlayer sử dụng app College Proxy.
3.3. Cấu hình Proxy 4G bằng phần mềm Proxifier trên máy tính
Proxifier là phần mềm mạnh mẽ và đa nhiệm giúp chúng ta có thể thiết lập đồng thời nhiều kết nối Proxy cho nhiều phần mềm khác nhau trong đó có LDPlayer.
Hãy xem hướng dẫn thiết lập phần mềm Proxifier nhanh và chính xác để biết cách thiết lập proxy 4G cho máy ảo LDPlayer:
Bước 1: Hãy tải về Proxifier bản mới nhất tại đây.
Proxifier – phần mềm cấu hình proxy 4G
Bước 2: Sau khi tải về thành công, hãy mở file vừa tải về và chọn Next
Mở file vừa tải về và chọn Next
Bước 3: Tick chọn I accept the agreement và nhấn Next
Tick chọn I accept the agreement và nhấn Next
Bước 4: Chọn đường dẫn nơi lưu trữ cài đặt phần mềm và nhấn Next
Chọn đường dẫn nơi lưu trữ và nhấnNext
Bước 5: Chọn Start Menu Folder. Ở bước này bạn không cần nhập gì cả, chỉ cần chọn Next
Chọn Start Menu Folder => Chọn Next
Bước 6: Lựa chọn các Additional Task rồi nhấn Next
Lựa chọn các Additional Task rồi nhấn Next
Bước 7: Kiểm tra lại thông tin, sau đó bấm chọn Intall để tiến hành cài đặt
Bấm chọn Install
Bước 8: Sau khi ứng dụng chạy xong, bấm Finish để hoàn tất cài đặt phần mềm
Bấm Finish
Bước 9: Trước tiên, các bạn mở chương trình Proxifier bằng cách Double click hoặc chuột phải và chọn Open.
Mở chương trình Proxifier
Bước 10: Cửa sổ chương trình Proxifier mở lên, bạn chọn menu Profile rồi nhấn chọn Proxy Server… trong menu con xổ ra.
Nhấn chọn Proxy Server
Bước 11: Đến bước này, bạn hãy mở các trang cung cấp proxy bạn đã chọn. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng Foxproxy, nhấn vào “QUẢN LÝ PROXY” để lấy thông tin proxy nhập vào nhé.
Lấy thông tin proxy
Bước 12: Hãy chọn proxy 4G của bạn đã mua (HTTP/SOCK5) và gán vào phần mềm, bao gồm cả user:password nhé. Trong ví dụ này, tôi sẽ sử dụng proxy Sock5 và nhập lần lượt vào phần mềm rồi nhấn Ok
Gán proxy 4G đã mua vào phần mềm
Bước 13: Xong bước này, bạn đã có thể kiểm tra đã được thiết lập đúng hay chưa bằng cách nhấn nút Check và xem trạng thái hoạt động.
Kiểm tra thiết lập
Bước 14: Trong cửa sổ thông báo mới, chọn Yes rồi Ok 2 lần để chuyển đến bước tiếp theo.
Nhấn chọn Yes và OK
Bước 15: Chúng ta vào lại menu Profile và chọn Proxification Rules… để thiết lập sử dụng proxy cho tất cả các kết nối.
Thiết lập sử dụng proxy
Bước 16: Nếu bạn muốn tất cả các kết nối internet thông qua proxy vừa thiết lập, tại mục Action hãy nhấp chọn proxy bạn vừa nhập vào thay cho Direct và Block rồi nhấn Ok
Hoàn tất kết nối internet
3.4. Cấu hình Proxy 4G bằng APN
Để cài đặt proxy 4G qua APN trên thiết bị di động, bạn cần làm những bước sau:
Bước 1: Mở cài đặt: Trên màn hình chính của thiết bị, chọn “Cài đặt” hoặc “Hệ thống cài đặt”.
Bước 2: Chọn “Mạng và Internet”: Tìm và chọn “Mạng và Internet”.
Bước 3: Chọn “APN”: Trong mục Mạng và Internet, tìm và chọn “APN”.
Bước 4: Sửa APN : Chọn “Proxy” .
Bước 5: Nhập thông tin proxy: Nhập tên mạng, địa chỉ proxy và cổng proxy. Bạn sử dụng USER:Pass cũng điền đầy đủ vào, nếu dùng IP allow thì chỉ cần điền proxy và cổng
Bước 6: Lưu cài đặt: Sau khi nhập đầy đủ thông tin, chọn “Lưu” hoặc “Xác nhận”.
Bước 7: Chọn APN mới: Chọn APN mới được tạo ra trong danh sách các APN và kích hoạt nó.
Lưu ý: Các bước cụ thể có thể khác nhau tùy theo hãng sản xuất và phiên bản của thiết bị di động. Nếu bạn gặp vấn đề, hãy liên hệ proxyno1 để trợ giúp.
Cài đặt proxy 4G qua APN
3.5. Cấu hình Proxy 4G từ DCOM bằng Fplusproxy
Với những người dùng tự cấu hình proxy 4G vietnam, họ có thể lựa chọn cấu hình bằng DCOM từ các nhà mạng khác nhau như proxy 4G viettel, mobifone…
Phần mềm FplusProxy sẽ hỗ trợ tạo proxy 4G từ 1 hoặc nhiều Dcom hilink được sử dụng trên các phần mềm như Fplus, FplusScheduler. Bước 1: Sử dụng dcom bằng cách cắm trực tiếp vào cổng usb của máy tính hoặc thông qua Hub để cắm nhiều Dcom. Các loại Dcom có thể sử dụng: HUAWEI E3372 HILINK, HUAWEI E3276 HILINK, HUAWEI E3531 HILINK, JAZZ.
Ví dụ chúng tôi có 2 Dcom sẽ có giao diện như hình dưới:
Giao diện cắm 2 Dcom
Số 1 là mạng wifi mà máy đang sử dung
Số 2 và số 3 là 2 dcom Huawei E3276 Hilink, chúng tôi đang kết nối để tạo proxy 4G
Status là trạng thái, Up là đăng hoạt động
IpInternet là ip mạng thực sẽ check ra. Ví dụ: Nếu gán proxy cho nick khi chạy thì ip mà fb check được sẽ là cái Ipinternet đó và ip này sẽ thay đổi khi reset trong quá trình chạy phần mềm.
Bước 2: Tiếp theo, bên trái sẽ có phần Config, phần này để thiết lập mạng mặc định, cái này chúng tôi sẽ chọn mạng wifi hoặc LAN, sau đó click Thiết lập IP cố định để tránh các trường hợp reset máy lại Ip LAN không thay đổi.
Thiết lập mạng mặc định
Bước 3: Phần port mặc định là 50000, bạn có thể đổi sang 30000 thì proxy sẽ theo port bạn điền.
Thay đổi phần port mặc định
Hỗ trợ copy định dạng để sử dụng trên các phần mềm, phần này sẽ chọn dạng Ip:port:link reset để gán cho tài khoản chạy trên các phần mềm Fplus hay FplusScheduler (cả link reset để hỗ trợ reset tự động), ngoài ra lấy sử dụng ở phần mềm hoặc ứng dụng khác bạn có thể lựa chọn lấy Ip:port ( trường hợp này reset sẽ ấn reset trên phần mềm FplusProxy bằng nút Reset All bên trên góc phải phần mềm)
Ở đây có lựa chọn Local và Lan:
Đối với Local thì IP sử dụng đúng là cột Proxy ở bên phải, cái này chỉ hỗ trợ sử dụng được trên Chrome, với máy ảo giả lập điện thoại thì không sử dụng được.
Còn đối với chế độ Lan thì hỗ trợ dùng cả Chrome, sử dụng máy ảo và share sang máy tính khác cùng dùng chung mạng LAN với máy tính đang sử dụng FplusProxy để sử dụng.
Bước 4: Khi thiết lập sử dụng trên Fplus hoặc FplusScheduler (chính máy tính đó hoặc máy tính dùng chung LAN với máy tính đó) bạn chọn các Dcom ở cột bên phải sau đó click Copy để lấy định dạng proxy gán cho tài khoản trên phần mềm. Trên Fplus hoặc Fplusscheduler chỉ cần chọn tên Dcom là “proxy4g” để hỗ trợ tự động reset.
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng proxy 4G
Khi sử dụng proxy 4G, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả và an toàn:
Khi chọn một nhà cung cấp proxy, người dùng cần lưu ý chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin và độ ổn định của proxy. Nên chọn nhà cung cấp proxy uy tín và đáng tin cậy để tránh các vấn đề như thông tin cá nhân bị lộ, tốc độ truy cập chậm hay bị chặn truy cập.
Địa chỉ IP được sử dụng bởi proxy 4G có thể thay đổi liên tục trong quá trình sử dụng.
Proxy 4G có thể giúp tăng tốc độ truy cập internet, tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng proxy 4G cũng có thể làm giảm tốc độ truy cập nếu không được cấu hình đúng cách hoặc sử dụng các proxy không ổn định.
Khi sử dụng proxy 4G, người dùng cần lưu ý bảo mật thông tin cá nhân để đảm bảo an toàn trong quá trình truy cập internet. Việc sử dụng mật khẩu mạnh và sử dụng các tài khoản đăng nhập riêng biệt cũng là cách để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Các quy định và pháp luật về sử dụng proxy có thể khác nhau trong mỗi quốc gia. Do đó, người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng proxy 4G.
5. Giải đáp thắc mắc về Proxy 4G
5.1. Proxy di động là gì?
Proxy 4G cũng mang những đặc điểm cơ bản của một mobile proxy. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ thông tin về proxy di động như thế nào thì hãy tham khảo tại đây. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ sơ qua về mobile proxy như sau:
Đây là các thiết bị di động (ví dụ như điện thoại và máy tính bảng) sử dụng dữ liệu di động để cấp cho bạn quyền truy cập internet. Bạn thường có thể kết nối với các proxy này để ẩn địa chỉ IP thực của thiết bị của mình.
Proxy di động được tạo từ các kết nối mạng 3G, 4G, 5G, LTE do các nhà khai thác di động chỉ định. Một đặc điểm quan trọng của proxy di động là tính xác thực. Với điều này, họ có thể cung cấp địa chỉ IP thực mà bạn có thể làm việc mà không bị phát hiện. Sau cùng, địa chỉ IP mới của bạn sẽ cho biết bạn là cư dân của quốc gia bạn đã chọn.
5.2. Proxy 4G và proxy residential, datacenter khác nhau thế nào?
Bạn có thể dễ dàng so sánh dựa trên nguồn cấp phát IP và ISP của các proxy này như sau:
Proxy 4G là của mấy nhà mạng viễn thông qua trạm BTS.
Proxy Residential là của mấy nhà mạng kéo line internet đến từng nhà (ở Mỹ có dạng residential wifi nhưng cũng cùng 1 loại).
Proxy Datacenter là của mấy ông lớn về hạ tầng mạng máy tính, máy chủ….
Vậy Proxy nào tốt hơn?
Câu trả lời là tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Theo chúng tôi thì với proxy 4G site US sẽ hiểu là khách hàng này đang dùng điện thoại hoặc thiết bị này kết nối qua mạng telephone nên sẽ đỡ chú ý hơn là khách hàng này vào từ IP datacenter.
Vậy độ trust IP của 4G thì thế nào?
Cũng như Residential, nếu 1 IP 4G đã từng bị đánh dấu là spam thì bạn sẽ không thể sử dụng nó nữa. Điểm khác biệt là IP Residential đang có rất nhiều nhà cung cấp và cũng được mọi người spam rất nhiều. Còn IP 4G, 5G thì cũng “mới” nhưng khả năng bị spam sắp tới cũng nhanh thôi.
5.3. Proxy 4G và Proxy 5G, 3G khác nhau thế nào?
Proxy 3G, 4G, 5G đại diện cho các thế hệ công nghệ mạng di động khác nhau với sự cải tiến về tốc độ, độ trễ, dung lượng, v.v. Cụ thể:
Tốc độ truyền dữ liệu: Proxy 5G có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều so với Proxy 4G và 3G. Nó có thể đạt tốc độ lên tới 20Gbps, trong khi đó Proxy 4G chỉ đạt tốc độ khoảng 1Gbps và 3G chỉ đạt tốc độ khoảng 384Kbps.
Độ trễ: Độ trễ của Proxy 5G cũng thấp hơn rất nhiều so với Proxy 4G và 3G. Điều này có nghĩa là thời gian phản hồi khi truyền dữ liệu qua Proxy 5G là rất ngắn, chỉ khoảng vài mili giây.
Công nghệ: Proxy 5G là công nghệ mới nhất và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng yêu cầu tốc độ và độ trễ cao như trò chơi trực tuyến, thực tế ảo, tự động hóa và các ứng dụng công nghiệp 4.0. Proxy 4G và 3G đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm và có thể hỗ trợ được các ứng dụng đơn giản hơn.
Sự phổ biến: Hiện tại, Proxy 5G đang được triển khai trên quy mô rộng khắp thế giới nhưng chưa phổ biến tại tất cả các khu vực. Proxy 4G và 3G đã phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Tóm lại, Proxy 5G là công nghệ mới nhất và có tốc độ và độ trễ cao nhất, Proxy 4G là công nghệ trung bình và đã được sử dụng rộng rãi, trong khi Proxy 3G là công nghệ cũ hơn và được sử dụng ít hơn trong thời gian gần đây. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết hơn về proxy 5G tại đây.
6. Bạn có thể tìm hiểu Proxy 4G ở đâu?
Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp proxy 4G lớn và uy tín trên Google như hydraproxy.com, proxyseller.com, foxproxy.net, soax.com…. Hoặc tham khảo phân tích chi tiết của chúng tôi trong bài viết này.
Ngoài ra, tại Genlogin, bạn có thể nhận được nhiều mức ưu đãi khi mua proxy từ các đối tác chiến lược lớn như:
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về proxy 4G và cách cấu hình trên thiết bị phù hợp. Nếu quan tâm đến các chủ đè tương tự như proxy free, proxy 5G, proxy VPN… hãy theo dõi Genlogin.com để cập nhật nhé!