Với hơn 1,7 triệu doanh nghiệp và 1,4 triệu người bán, Shopify là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn kinh doanh trực tuyến. Vậy Shopify là gì? Làm thế nào để tạo website bán hàng miễn phí trên Shopify như thế nào? Cùng Genlogin tìm hiểu ngay!
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử dựa trên mô hình Cloud SaaS, cho phép bạn dễ dàng tạo website để bán hàng online. Với Shopify, bạn có thể tạo một trang web bán hàng với đầy đủ tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa và kết nối mạng xã hội.
Đặc biệt, Shopify giúp bạn thực hiện những công việc này một cách nhanh chóng, ngay cả khi bạn không có kiến thức về website hoặc lập trình. Điều duy nhất bạn cần là một máy tính kết nối internet.
Shopify là gì?
Shopify mang đến nhiều ưu điểm cho người dùng tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của Shopify:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giao diện trực quan, dễ sử dụng | Chức năng hạn chế cho các doanh nghiệp lớn |
Mẫu trang web chuyên nghiệp và hấp dẫn | Phí giao dịch tương đối cao |
Tối ưu cho hoạt động tiếp thị và quảng bá | Chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam |
Hệ thống tự động gửi email phản hồi | Gặp khó khăn khi muốn chuyển sang nền tảng khác |
Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp | Thời gian xử lý đơn hàng có thể chậm |
Trước tiên, truy cập vào Shopify.
Chọn tùy chọn “Start free trial” để dùng thử miễn phí trong 14 ngày.
Sau đó, nhập thông tin email, mật khẩu và tên cửa hàng của bạn, và nhấp vào “Create your store“.
Điền thông tin và chọn dòng bất kỳ, tích vào các ô vuông để nhận sự trợ giúp từ Shopify. Bỏ tích vào ô vuông cuối nếu bạn không phải là thành thạo người thiết kế hay lập trình.
Bổ sung các thông tin cá nhân và click “Enter my Store”. Như vậy bạn đã có một cửa hàng để bán hàng trên Shopify.
Giao diện quản lý website của Shopify
Tiếp theo, bạn cần đăng ký một tên miền, đó sẽ là địa chỉ mà khách hàng tìm đến khi có nhu cầu mua hàng. Trong trang quản trị, hãy chọn “Online Store“, sau đó chọn “Domains” và sau đó chọn “Buy New Domain“.
Nhập tên miền và chọn đuôi mở rộng, giá tên miền tại Shopify hiện nay từ $11, tùy thuộc vào loại tên miền. Nhấn “Check Availability” để kiểm tra xem tên miền đã có người đăng ký chưa. Nếu bạn nhận được thông báo như bên dưới, tức là tên miền này có sẵn, hãy nhập thông tin thẻ tín dụng của bạn để thanh toán.
Nhấn “Buy Domain“, sau đó kiểm tra email của bạn để xác thực thông tin. Cuối cùng, trong trang “Online Store“, chọn “Domains“. Sau đó, tại phần “Set your primary domain“, hãy chọn tên miền chính của bạn, đánh dấu vào ô “Redirect all traffic to this domain” và nhấn “Save“.
Nếu bạn đã mua tên miền từ nhà cung cấp khác hoặc đã sở hữu tên miền, trong tab “Online Store“, chọn “Domains“, sau đó chọn “Connect existing domain” để thêm tên miền của bạn.
Thêm tên miền cho shop của bạn
Sau đó, bạn cần cập nhật lại DNS của tên miền mà bạn kết nối với Shopify. Chọn “View instruction” để xem hướng dẫn.
Trước khi bắt đầu, hãy kiểm tra lại thông tin cửa hàng để đảm bảo chính xác. Chọn mục “Setting” và “General” để chỉnh sửa thông tin cửa hàng và lưu lại.
Trong mục “Online Store“, chọn “Themes” và cuộn xuống để chọn “Explore free themes“.
Shopify hỗ trợ xem trước các giao diện, hãy nhấp vào xem trước và chọn giao diện mà bạn thích, sau đó nhấp “Add to theme library” để tải về.
Shopify cung cấp thư viện giao diện đa dạng
Giao diện đã được thêm sẽ nằm trong vị trí như ảnh, bạn có thể nhấp “Customize” để chỉnh sửa. Để áp dụng giao diện đã tải về, nhấp “Action” và chọn “Publish“.
Giao diện Customize khá dễ sử dụng, bạn chỉ cần click vào cột bên trái để thêm hoặc chỉnh sửa đối tượng. Theme setting với đa dạng tùy chọn màu sắc, font chữ, logo…
Khi cài đặt xong cùng Tab Themes bạn có thể chọn “View your store” để xem trang web của mình nhé.
Shopify mặc định sử dụng tiếng Anh, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng cài đặt tiếng Việt.
Chọn “Action” và “Edit language” để chỉnh sửa các thông tin theo ý bạn và lưu lại.
Trên thanh điều hướng “Online Store“, bạn chọn “Navigation” để cài đặt hướng dẫn và thanh menu. Chọn “URL Redirects” để điều hướng và tạo chuyển hướng địa chỉ URL, thêm các liên kết mà bạn muốn điều hướng và nhấp vào “Save Redirect” để lưu lại.
Để tạo thanh menu, bạn chọn “Add menu” và sau đó thêm tên cho menu trong mục “Title“. Tiếp theo, bạn chọn “Add menu item” để thêm các nút vào menu, điền liên kết và tên cho mỗi nút.
Để thêm sản phẩm vào cửa hàng, bạn chọn mục “Products“.
Nhấn “Import” để sử dụng tệp CSV hoặc chọn “Add Product” để thêm từng sản phẩm.
Tiến hành nhập thông tin, hình ảnh và giá cho sản phẩm, sau đó lưu lại và xem kết quả. Vậy là bạn đã có thể kiếm tiền Shopify.
Trong mục “Setting“, chọn “Payment Providers” để cài đặt thanh toán. Khuyến khích người bán sử dụng PayPal để thuận tiện cho khách hàng, chọn “Active PayPal Express Checkout” và nhập email PayPal của bạn.
Tại mục “Setting“, chọn “Shipping” để cấu hình vận chuyển và giá thành. Bạn có thể thêm chi phí vận chuyển cho từng khu vực tại “Manage rates” hoặc cấu hình kích thước sản phẩm vận chuyển.
Tùy chỉnh phương thức thanh toán và vận chuyển
Ngoài ra, trong mục “Setting“, bạn có thể thực hiện các cài đặt khác như chọn kênh bán hàng và phương thức thanh toán.
Cuối cùng, đừng quên tối ưu hóa trang web của bạn bằng cách cung cấp thông tin tiêu đề và mô tả tại mục “Online Store Preferences”. Cuộn xuống dưới và bỏ chọn ô “Enable password” để cho phép khách hàng truy cập vào trang web mà không cần mật khẩu.
Doanh nghiệp có nhiều lý do để sử dụng nền tảng Shopify để bán hàng trực tuyến. Dưới đây là một số lợi ích chính:
Cổng thanh toán có sẵn và bảo mật cao
Shopify tích hợp sẵn các cổng thanh toán hàng đầu như PayPal, Stripe, và một số cổng thanh toán khác. Nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận thanh toán từ khách hàng và đảm bảo tính an toàn cho thông tin tài chính.
CRM có sẵn, thống kê dễ dàng trực quan, chuyên nghiệp
Shopify cung cấp một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) tích hợp, cho phép doanh nghiệp theo dõi và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả. Ngoài ra, giao diện thống kê của Shopify cung cấp các báo cáo chi tiết và trực quan về doanh thu, lượng truy cập, đơn hàng, và nhiều hơn nữa.
Dễ dàng cài đặt các chức năng cho web bán hàng
Shopify có một cộng đồng phát triển rộng lớn và một kho ứng dụng (App Store) đa dạng, cho phép doanh nghiệp dễ dàng cài đặt các tính năng mở rộng cho cửa hàng trực tuyến của mình. Từ việc tạo một chương trình khách hàng thân thiết đến tích hợp các công cụ tiếp thị tự động, các tính năng này giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
Giao diện website miễn phí
Shopify cung cấp một loạt các giao diện (themes) miễn phí và trả phí cho doanh nghiệp lựa chọn. Nhờ vào những giao diện này, doanh nghiệp có thể tạo nên một trang web bán hàng chuyên nghiệp, hấp dẫn mà không cần kiến thức về thiết kế web.
Đồng bộ sẵn với Social E Commerce (như Facebook, Tiktok,…)
Shopify tích hợp sẵn với các nền tảng Social E-commerce hàng đầu như Facebook, Instagram, TikTok, và Pinterest,…cho phép doanh nghiệp quảng bá và bán hàng trên các kênh mạng xã hội, làm dropshipping Shopify,… một cách dễ dàng và hiệu quả.
Đồng bộ sẵn với Google Merchant Center
Shopify cung cấp tính năng đồng bộ hóa với Google Merchant Center, giúp doanh nghiệp hiển thị sản phẩm trên kênh Google Shopping. Từ đó tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến.
Dễ dàng quảng cáo
Shopify cung cấp hướng dẫn sử dụng Shopify dễ dàng và tích hợp sẵn các công cụ quảng cáo và tiếp thị như Google Ads, Facebook Ads, và Instagram Ads. Doanh nghiệp có thể quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và linh hoạt.
Shopify cung cấp ba gói dịch vụ với giá và số lượng tài khoản khác nhau. Gói cơ bản (Basic Shopify) có giá 29$/tháng, gói Shopify giá 79$/tháng và gói nâng cao (Advanced Shopify) giá 299$/tháng.
Các gói này cung cấp các tính năng tương tự nhau, nhưng khác nhau về số lượng tài khoản sử dụng. Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu kinh doanh của bạn, bạn có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với ngân sách và mục tiêu của mình.
Chi phí sử dụng Shopify
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng doanh số trên Shopify là lựa chọn sản phẩm phù hợp và có nhu cầu trong thị trường. Nghiên cứu kỹ thị trường, tìm hiểu xu hướng và sự quan tâm của khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh về sản phẩm cần bán.
Ví dụ: Nếu bạn thấy nhu cầu cho các sản phẩm handmade đang tăng cao, bạn có thể tạo cửa hàng trên Shopify để bán các sản phẩm thủ công như đồ trang sức handmade, tranh vẽ, hoặc túi xách thủ công.
Để tăng độ tin cậy và thu hút khách hàng mua hàng trên Shopify, hãy xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn trên Shopify. Một trong những cách xây dựng uy tín đó chính là cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, đăng các đánh giá tích cực từ khách hàng đã mua sản phẩm trên trang web của bạn, và đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
Để thuận tiện cho khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi, hãy lựa chọn các phương thức thanh toán đa dạng trên Shopify. Sử dụng các cổng thanh toán an toàn và phổ biến như PayPal, Stripe hoặc Shopify Payments để khách hàng có nhiều lựa chọn khi thanh toán.
Để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại, kinh nghiệm bán hàng Shopify và quảng bá thương hiệu của bạn là rất quan trọng. Bạn hãy sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến như Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội và email marketing để tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Kinh nghiệm bán hàng trên Shopify
Cửa hàng thời trang trực tuyến: Bán quần áo, giày dép và phụ kiện thời trang theo các phong cách và xu hướng khác nhau.
Cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân: Cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da và tóc từ các thương hiệu nổi tiếng hoặc sản phẩm tự nhiên và hữu cơ.
Cửa hàng đồ trang sức: Bán trang sức độc đáo và thời trang, bao gồm vòng cổ, vòng tay, nhẫn và bông tai.
Cửa hàng đồ dùng nhà bếp: Cung cấp các sản phẩm và dụng cụ nhà bếp tiện ích và phong cách, từ nồi chảo đến dao mài và các sản phẩm tiện ích khác.
Cửa hàng đồ chơi và phụ kiện cho thú cưng: Bán đồ chơi, thức ăn, phụ kiện và sản phẩm chăm sóc cho chó, mèo và các loại thú cưng khác.
Cửa hàng đồ điện tử: Cung cấp các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, tai nghe và các thiết bị gia dụng thông minh.
Cửa hàng sách và văn phòng phẩm: Bán sách, sách điện tử, văn phòng phẩm và các sản phẩm liên quan đến viết lách và sáng tạo.
Cửa hàng đồ thể thao và thể hình: Cung cấp quần áo, giày dép, thiết bị và phụ kiện cho các hoạt động thể thao và thể hình.
Cửa hàng đồ trang trí nội thất: Bán các sản phẩm trang trí nội thất như đèn trang trí, tấm tranh, thảm và đồ trang trí nhỏ khác.
Cửa hàng quà tặng và đồ handmade: Cung cấp các sản phẩm quà tặng độc đáo và đồ handmade như đồ trang trí, đồ trang sức và các sản phẩm đặc biệt.
Shopify và WooCommerce là hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, nhưng mỗi nền tảng có những điểm vượt trội riêng. Shopify được đánh giá cao với các điểm mạnh sau:
Đầu tiên, Shopify dễ sử dụng hơn so với WooCommerce. Với giao diện người dùng trực quan và đơn giản, người dùng không cần có kiến thức kỹ thuật sâu để tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Ngược lại, WooCommerce yêu cầu một mức độ kiến thức kỹ thuật cao hơn và cần cài đặt trên nền tảng WordPress.
So sánh Shopify với WooCommerce
Thứ hai, Shopify cung cấp tích hợp sẵn các cổng thanh toán. Người dùng có thể dễ dàng chấp nhận thanh toán trực tuyến thông qua các cổng thanh toán đã tích hợp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Trong khi đó, WooCommerce yêu cầu người dùng tự cài đặt và quản lý các cổng thanh toán, điều này có thể phức tạp hơn đối với người mới bắt đầu.
Thứ ba, Shopify cung cấp một hệ thống quản lý sản phẩm dễ sử dụng. Giao diện quản lý sản phẩm của Shopify được thiết kế đơn giản và cho phép người dùng dễ dàng thêm, chỉnh sửa và xóa sản phẩm. Còn WooCommerce sử dụng giao diện quản lý sản phẩm của WordPress, có nhiều tính năng mạnh mẽ nhưng cũng đồng nghĩa với sự phức tạp hơn.
Như vậy, bài viết của Genlogin đã cung cấp đến bạn các thông tin về Shopify là gì và quy trình tạo website bán hàng trên Shopify. Hy vọng với giao diện đơn giản, dễ sử dụng mà Shopify đem lại, bạn có thể tối ưu hóa được hiệu quả kinh doanh của mình!
Tải app và đăng ký tài khoản để dùng thử
Nhận gói dùng thử 5 profiles
Thử ngay và trải nghiệm cùng Genlogin
CÔNG TY CỔ PHẦN GENLOGIN SOFTWARE
Địa chỉ: 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (toà nhà Huy Hoàng)